KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Kinh tế
Đăng ngày: 13/03/2024 - Lượt xem: 602
Phòng trừ sâu bệnh gây hại cây ăn quả, rau màu

Hiện nay, trên cây ăn quả, sâu bệnh đang phát sinh gây hại, nông dân cần chủ động các biện pháp phòng trừ: Đối với cây nhãn, vải, xoài, bệnh sương mai, thán thư phát sinh, phát triển trong điều kiện thời tiết ấm, độ ẩm không khí cao và ít nắng cần phòng trừ sớm bằng thuốc đặc hiệu như Sago Perfect 320SC, Amistar 250SC, Phytocide 50WP, Dosay 45WP, Ridomil Gold 68 WG....

Trong thời kỳ ra hoa, đậu quả non, nhiều ngày âm u, mưa phùn, độ ẩm không khí cao cần phun phòng lại lần 2 vào thời điểm trước khi hoa nở hoặc sau khi đậu quả non. Rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ, sâu đo, sâu đục giò hoa... xuất hiện với mật độ cao cần phòng trừ bằng các thuốc như Movento 150OD, Kola 700WG, Radiant 60SC, Brightin 4.0 EC. Đối với cây có múi, nông dân cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh chính, phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bọ trĩ, rệp muội nơi có mật độ cao (chủ yếu ở thời kỳ cây ra lộc non, cây ra hoa, đậu quả non) bằng các thuốc đặc hiệu như: Radiant 60SC, Kola 700 WG, Brightin 4.0 EC...; phòng trừ nhện đỏ bằng các thuốc đặc hiệu như: Detect 50WP, Catex 3.6EC, KingSpider 93SC, Alterkil 45SC… theo nguyên tắc “4 đúng”.
* Để phòng trừ hiệu quả sâu bệnh gây hại rau màu vụ xuân, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân, đối với sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy xuất hiện mật độ cao trên rau họ thập tự, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ hại đậu đỗ, dưa chuột cần phòng trừ bằng thuốc sinh học như: Aizabin WP, Vi–BT, Bitadin WP, VK. Những vùng trồng chuyên canh rau họ thập tự thường xuyên xuất hiện bọ nhảy mật độ cao cần áp dụng các biện pháp luân canh với nhóm rau khác, bơm nước để ngâm đất nhằm diệt ấu trùng trong đất trước khi trồng vụ mới. Bệnh mốc sương trên cây họ cà, sương mai hại dưa chuột, đậu đỗ… cần phòng trừ bằng chế phẩm Nano bạc, Nano đồng ở thời kỳ đang thu hoạch hoặc dùng thuốc Phytocide 50WP, Insuran 50WG… ở thời kỳ cây phát triển sinh khối. Đối với cây ngô, nông dân cần áp dụng quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu; chú trọng việc ngắt ổ trứng và sử dụng bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành (bướm). Nơi xuất hiện mật độ sâu cao (trên 20% cây bị triệu chứng sâu hại) cần phòng trừ bằng các thuốc đặc trị như Dylan 2EC, Radiant 60SC, Match 050EC… khi sâu đa số tuổi 1-3.
Nguồn: https://baohungyen.vn
Tin liên quan