KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)
Chính trị
Đăng ngày: 28/10/2023 - Lượt xem: 582
Đồng chí Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy góp ý vào dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Đồng chí Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hưng Yên đã góp ý vào dự thảo này. Báo Hưng Yên điện tử giới thiệu nội dung phát biểu của đồng chí tại phiên họp của Quốc hội sáng nay:
Kính thưa chủ tọa phiên họp;
Kính thưa Quốc hội!

Tôi thể hiện sự tán thành cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc xây dựng dự án Luật phù hợp với chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, toàn diện để xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Đồng chí Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham gia góp ý vào dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại phiên họp của Quốc hội sáng 27/10
Cơ quan chủ trì soạn thảo đã có sự chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi rất công phu, kỹ lưỡng và tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia hợp lý của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học; đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu sự tác động. Dự án Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã khắc phục được những hạn chế của dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này. Để hoàn thiện hơn dự thảo Luật, tôi tham gia một số nội dung như sau:
1. Về mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, để bao quát hết các lực lượng có tính chất tự nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ Công an cấp xã bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: tôi nhất trí với việc không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật; vì theo quy định tại Điều 46 Hiến pháp năm 2013 thì mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và tại khoản 1 Điều 14 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, mục tiêu của việc xây dựng Luật này là tạo cơ sở pháp lý để sắp xếp, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh sẵn có thành 1 lực lượng thống nhất với chức năng, nhiệm vụ tập trung, làm nòng cốt trong hỗ trợ Công an chính quy bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với lực lượng thuộc các tổ chức hội, đoàn thể, lực lượng tình nguyện, tự quản, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ chung cư… sẽ không phù hợp về vị trí, vai trò, cũng như tính chất hoạt động giữa lực lượng do chính quyền thành lập với lực lượng hoạt động tự nguyện, tự quản ở cộng đồng dân cư, cơ sở.
2. Về việc quy định khung tối đa số lượng Tổ và khung tối đa số lượng các chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: tôi đề nghị giữ nguyên như dự thảo Chính phủ trình vì Luật quy định theo hướng mở để chính quyền mỗi địa phương căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và số lượng người tham gia hoạt động cho phù hợp; nếu quy định “cứng” khung về số lượng Tổ, số lượng các chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sẽ không phù hợp với tình hình thực tiễn, không sát với nhu cầu của từng thôn, tổ dân phố, vì mỗi vùng miền, khu vực thành thị, nông thôn có sự khác nhau về phong tục, tập quán, số lượng người dân.
3. Về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 22 dự thảo Luật, tôi đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu cần có quy định cụ thể về loại trang phục, phù hiệu, huy hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận để thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc và việc dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết thi hành nội dung này là phù hợp.
Tôi xin hết ý kiến. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội./.
Nguồn: https://baohungyen.vn
Tin liên quan